THPT Thượng Cát
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THPT Thượng Cát

Học tập vì ngày mai lập nghiệp
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 CHXHCN VN 1976

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
heo con
Bé đi mẫu giáo ạ !
heo con


Tổng số bài gửi : 6
Join date : 25/02/2009
Age : 31
Đến từ : phu' gia

CHXHCN VN 1976 Empty
Bài gửiTiêu đề: CHXHCN VN 1976   CHXHCN VN 1976 I_icon_minitimeTue Mar 03, 2009 8:48 pm

Việt Nam là một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người. Vào thời Cánh tân cách ngày nay khoảng 20 đến 30 vạn năm, trên cả hai miền Nam, Bắc của đất nước đều có dấu tích sinh sống của Người Vượn. Trải qua hàng chục năm đấu tranh sinh tồn tại miền đất nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng vừa ưu đãi, vừa thử thách, con người nguyên thuỷ Việt Nam đã nhích dần từng bước trên con đường khai thác, cải tạo thiên nhiên và cải tạo chính bản thân mình. Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, không thể không ghi nhận khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm, nơi từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim.
Việt Nam bước vào thời kỳ lập quốc tương đối sớm. Trên nền tảng phát triển kinh tế xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thuỷ và chống xâm lấn, nhà nước Văn Lang đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ VII trước CN. Bằng sức lao động cần cù và sáng tạo, cư dân Văn Lang, sau đó Âu Lạc đã tạo nên một nền văn minhcó thời toả sáng khắp vùng Đông Nam Á. Những giá trị kết tinh lại đã trở thành nguồn nội lực giúp cho cư dân ở đâycó đủ sức mạnh vượt qua được những thử thách hiểm nghèo.

Thử thách đấu tiên mà người Việt phải đương đầu là cuộc đấu tranh bền bỉ kéo dài hơn 1000 năm chống lại ách cai trị và âm mưu đồng hoá của chính quyền đô hộ phương Bắc. Bề mặt của sự nghiệp đấu tranh này là những cuộc nổi dậy liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác trực diện chống lại chính quyền đô hộ. Nhưng không kém phần quan trọng là cuộc đầu tranh thầm lặng diễn ra sau các lũy tre làng. Người Việt đã biết bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hoá, lối sống riêng của mình trong khi sẵn sàng thiếp thu chắt lọc, cải biến những gì là tinh hoa từ bên ngoài đem tới, ngay cả khi đó là những khí cụ văn hoá của kẻ thù. Thoát ra khỏi thời kỳ Bắc thuộc, người Việt đã tôi rèn; nhiều truyền thống đã được hình thành, nhất là, đã tạo được một bản sắc văn hoá mới, hoà trộn đến độ nhuần nhuyễn giữa cái vốn có từ thuở nguyên sơ với những cái mới tiếp thu được từ văn minh Trung Hoa.

Bên cạnh người Việt, lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại còn biết đến sự hội nhập của những nền văn minh, những cư dân phi người Việt ở phía Nam. Từ những nhóm cư dân thuộc văn hoá Sa Huỳnh ở miền Trung, vương quốc Champa được hình thành và phát triển . Trên nền tảng văn hoá Đồng Nai, Óc Eo, nước Phù Nam ra đời ở miền Nam. Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý những cư dân này tiếp thu ảnh hưởng của Ấn Độ khá đậm nét. Dần dần theo tiến trình lịch sử cư dân Bắc, Trung, Nam hoà chung thành một dòng chảyduy nhất vào thế kỷ XVIII. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một cộng đồng cư dân nhiều tộc người, là lịch sử của tất cả cư dân đã từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc điểm này tạo nên tính thống nhất và đa dạng, phong phú và không ké, phấn phức tạp của lịch sử-văn hoá Việt Nam.

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Việt Nam phát triển với tư cách là một quốc gia phong kiến độc lập. Mặc dù có những thời kỳ phân liệt và nội chiến, khuynh hướng chủ đạo của chế độ phong kiến vẫn là tập quyền. Có hình thức “tập quyền thân nhân” như chính quyền thời Lý-Trần, “tập quyền quan liêu” dưới thời Lê hay “tập quyền chuyên chế” dưới thời Nguyễn. Đặc điểm này ít nhiều cũng có liên quan đến hoàn cảnh lịch sử và điều kiện sản xuất ở Việt Nam. Công việc trị thuỷ và tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm, vế khách quan luôn đòi hỏi một chính quyền mạnh và thống nhất. Cũng liên quan đến đặc điểm này là sự chậm chạp trong quá trình tư hữu hoá ruộng đất. Lịch sử đã chứng minh rằng, Việt Nam là một nước có truyền thống trồng lúa nước và là một dân tộc có trình độ kỹ thuật nông nghiệp tuơng đồi cao. Nhưng đến thế kỷ XIX, diện tích công điền còm chiếm tỉ lệ 17% tổng diện tích canh tác. Đi kèm là sự bảo lưu khá đậm nét những quan hệ làng xã. Trước khi trở thành thuộc địa Pháp, về cơ bản, xã hội Việt Nam mang đậm tính chất của một xã hội nông thôn công xã.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Với truyền thống yêu nước bất khuất kiên cường, nhân dân ta chiến đấu quyết liệt để bảo vệ non sông đất nước. Nhưng do triều đình nhà Nguyễn suy yếu bạc nhược, lực lượng kháng chiến thiếu đường lối đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước nên các phong trào kháng chiến kháng Pháp lần lượt bị thất bại. Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

Sau khi áp đặt bộ máy cai trị trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, thực dân Pháp đã khai thác thuộc địa trên quy mô lớn. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được nhu nhập vào dưới hình thức thực dân, tuy có kích thích sự hình thành và phát triển các yếu tố tư bản chủ nghĩa ở trong nước, làm thu hẹp và phá vỡ các yếu tố cảu quan hệ sản xuất phong kiến, nhưng trong thực tế thực dân Pháp vẫn duy trì một phần quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Đây chính là đặc trưng chi phối những biến đổi trong cơ cấu kinh tế-xã hội Việt Nam thời cận đại. Nền kinh tế Việt Nam chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung cấp sang nền kinh tế thuộc địa hoàn toàn bị chi phối bởi thuộc địa Pháp. Một cơ cấu xã hội mới hình thành và phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Các giai cấp đại diện cho xã hội cũ như địa chủ, nông dân ngày càng phân hoá sâu sắc, đồng thời lực lượng xã hội mới như giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản dần dần ra đời trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Sự xuất hiện của các lực lượng xã hội mới làm cho các phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp mang sắc thái chính trị khác trước. Có một thời gian phong trào dân tộc tồn tại hai khuynh hướng dân tộc tư sản và khuynh hướng dân tộc xã hội chủ nghĩa. Giai cấp tư sản Việt Nam với sự thất bại nhanh chóng của Việt Nam Quốc dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái đầu năm 1930 đã tỏ ra bất lực trước những nhiệm vụ cách mạng.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) đánh dấu sự thắng thế của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản. Từ đây cách mạng Việt Nam bước vào quỹ đạo mới phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Tháng 8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dân được tôi luyện qua các cao trào cách mạng đã dũng cảm nói lên, chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ, cộng hoà, mở rộng trang mới cho lịch sử Việt Nam.

Năm đầu tiên cách mạng tháng tám, năm mở đầu thời kỳ lịch sử hiện đại. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đứng trước những khó khăn thử thách không thể vượt qua. Nhưng Đảng và nhà nước ta đã giương cao ngọc cờ đoàn kết dân tộc, lãnh đạo toàn dân dũng cản , khôn khéo đấu tranh với kẻ thù, bảo vệ chính quyền cách mạng, đồng thời tranh thủ thời gian hoà hoãn xây dựng chế độ xã hội mới , chuẩn bi những điều kiện căn bản kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Trong những năm chống Pháp gian khổ, nhân dân Việt Nam vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Với đường lối kháng chiến đúng đắn, quân và dân ta đã làm lên những thắng lợi hết sức vẻ vang, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhiệm vụ kiến quốc tuy tiến hành trong điều kiện kháng chiến nhưng với sức mạnh toàn dân, nhân dân ta đã từng bước xây dựng củng cố chế độ xã hội về mọi mặt . Chính quyền dân chủ nhân dân - thành quả lớn nhất của Cách mạng Tháng tám được giữ vững. Những thành tựu này không những góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến mà còn tạo cơ sở cho việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa cho các giai đoạn sau. Năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đã kết thúc thắng lợi. Miền Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ quá tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong những năm đấu tranh kháng chiến chống Mỹ và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954-1975) dưới ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhân dân miền Bắc bước vào thời kỳ đầu định hướng XHCN, trở thành hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn và trực tiếp chia lửa với miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong điều kiện Mỹ thi hành chính sách thực dân mới. Vượt qua những khó khăn phức tạp của bối cảnh quốc tế, cách mạng miền Nam đã đánh bại bốn chiến lược quân sự của Mỹ nguỵ

Sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, sức mạnh tổng hợp của độc lập dân tộc gắn với sức mạnh của thời đại đã làm nên những thắng lợi trong xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa., đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo bậc nhất thế kỷ XX của đế quốc Mỹ đối với các phong trào giải phóng dân tộc. Đại thắng mùa xuân năm 1975 là kết quả và đỉnh cao của 30 năm chiến đấu vô cùng anh dũng của quân và dân ta do Đảng lãnh đạo. Thắng lợi năm 1975 đã mở ra thời kỳ mới: Đất nước hoà bình, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Năm 1976 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa được tiến hành trên cả nước. Năm 1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương đổi mới đất nước, trọng tâm là đổi mới kinh tế. Qua hai kê hoạch 5 năm (1986-1990; 1991-1995), đất nuớc về cơ bản thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên.

Trong quá trình sinh tồn và phát triển cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo lập cho mình một di sản truyền thống phong phú, đa dạng trong đó nổi lên là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Bên cạnh đó, lịch sử còn hun đúc nên truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, thích nghi và hội nhập, lối ứng xử mềm mỏng, truyền thống hiếu học, trọng học vấn, trọng nghĩa khí, tính cộng đồng và tinh thần nhân ái, khoan dung,…Đấy chính là sức mạnh tiềm tàng, là nguồn nội lực vô tận cho cả dân tộc ta bước tiếp hặng đường xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, hội nhập với đà phát triển chung của khu vực và thế giới.

Lịch sử Việt Nam còn ẩn chứa bao điều kỳ diệu cần phải được tiếp tục đi sâu tìm tòi khám phá.
Về Đầu Trang Go down
¶-¶¥P_no1
Moderators box nhạc
¶-¶¥P_no1


Tổng số bài gửi : 90
Join date : 16/02/2009
Age : 32
Đến từ : thiên đường có anh :X

CHXHCN VN 1976 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHXHCN VN 1976   CHXHCN VN 1976 I_icon_minitimeWed Mar 04, 2009 11:05 am

dài quá .. nhìn thấy nản =))
Về Đầu Trang Go down
http://rap.vn
 
CHXHCN VN 1976
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THPT Thượng Cát :: Học tập :: Văn - Sử - Địa-
Chuyển đến